Tuyên truyền cung cấp một số thông tin về công tác tuyên truyền sắp xếp ĐVHC cấp xã
Ngày 18 tháng 4 năm 2025 UBND phường Hợp Giang ban hành văn bản tuyên truyền số 140/UBND-VP về việc cung cấp một số thông tin về công tác tuyên truyền sắp
xếp ĐVHC cấp xã
Thực hiện Kế hoạch số 1029/KH-UBND
ngày 11/4/2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch sắp xếp
đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02
cấp; Hướng dẫn số 1082/HD-UBND ngày 15/4/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
lấy ý kiến Nhân dân đối với Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Công văn số 641/SNV-XDCQ&TN ngày 18 tháng 4 năm 2025 của Sở Nội vụ tỉnh Cao
Bằng về việc cung cấp một số thông tin về công tác tuyên truyền sắp xếp ĐVHC cấp
xã; Công văn số 1084/UBND-NV ngày 18 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban nhân dân thành
phố Cao Bằng về việc cung cấp một số thông tin về công tác tuyên truyền sắp xếp
ĐVHC cấp xã. Để đảm bảo việc cung cấp thông tin tuyên truyền
được chính xác và thuận lợi cho các tổ dân phố trong việc triển khai thực hiện sắp
xếp ĐVHC cấp xã, UBND phường Hợp Giang cung cấp một số thông tin về công tác
tuyên truyền như sau:
1. Mục đích,
yêu cầu
a) Mục đích
- Tuyên truyền sâu rộng trong cả hệ thống chính
trị và Nhân dân về chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, bộ, ngành trung ương và địa phương nhằm tạo sự đồng thuận,
thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về việc
thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02
cấp.
- Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm
của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ
chức, cá nhân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc
thực hiện các nhiệm vụ.
b) Yêu cầu
- Làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa và những
tác động tích cực của việc thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương; sự tinh gọn và hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị nói chung và chính quyền địa
phương 02 cấp nói riêng.
- Công tác tuyên
truyền phải đóng góp tích cực vào việc tạo sự thống nhất tư tưởng, hành động và
phản ánh trung thực, sinh động, theo sát lộ trình, yêu cầu, nhiệm vụ của việc
sắp xếp và việc tổ chức triển khai thực hiện tại từng địa phương.
- Bám sát nội dung các Kết luận của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết
của Chính phủ và địa phương
để lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền thích hợp tại địa
phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Nội
dung tuyên truyền
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
giúp tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát
triển, tăng cường liên kết vùng; tạo thuận lợi phát huy nguồn lực đất đai, điều
kiện tự nhiên, nguồn nhân lực và thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới,
thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao quản lý Nhà nước;
tạo cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, lãnh thổ, hạn chế tình trạng
chia cắt, manh mún, nhất là trong bối cảnh Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Mục
tiêu cao nhất của việc sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tổ chức hợp lý các
ĐVHC cấp xã, sao cho phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện tự nhiên, yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng quản lý của chính quyền
cơ sở, đảm bảo hoạt động hiệu lực hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn, góp
phần thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh Cao Bằng.
- Lợi ích việc sắp xếp ĐVHC cấp xã: (1). Bộ
máy tinh gọn, hiệu quả: Việc sắp xếp ĐVHC chưa đủ tiêu chuẩn về diện
tích, dân số sẽ giúp giảm bớt đầu mối quản lý, tinh giản biên chế, tiết kiệm
chi ngân sách nhà nước. Bộ máy sau sắp xếp sẽ hoạt động tập trung, hiệu lực, hiệu
quả hơn, giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp nhanh chóng hơn. (2). Nguồn lực tập trung: Các ĐVHC mới sau
sáp nhập sẽ có quy mô lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung nguồn lực đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội đồng bộ và bền vững hơn. (3). Nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Việc sắp xếp gắn liền với cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo lựa chọn những người có đủ phẩm chất,
năng lực để đảm nhiệm công việc, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. (4).Phù hợp thực tiễn: Việc sắp xếp sẽ cân
nhắc kỹ lưỡng các yếu tố đặc thù về lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, phong
tục tập quán, điều kiện địa lý, cộng đồng dân cư, đảm bảo ổn định và giữ gìn bản
sắc địa phương.
3.
Quy trình thực hiện
- Công khai, minh bạch, dân chủ: Đây là
nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Mọi chủ trương, phương án, đề án sắp xếp đều được
thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
- Lấy ý kiến Nhân dân: Ý kiến của người
dân là cơ sở quan trọng để quyết định phương án sắp xếp, tổ chức lấy ý kiến cử
tri đại diện hộ gia đình tại các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp một cách
dân chủ, khách quan. Thời gian dự kiến hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân trước
ngày 21/4/2025.
- Phê duyệt theo thẩm quyền: Trên cơ sở
tổng hợp ý kiến Nhân dân, HĐND phường xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua chủ
trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn (HĐND phường hoàn thành
trước 25/4/2025, HĐND cấp huyện
hoàn thành trước 27/4/2025, HĐND cấp tỉnh hoàn thành trước 29/4/2025). Sau
đó, UBND cấp tỉnh sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương xem xét, quyết định theo
quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện sau khi có Nghị quyết:
Khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo sắp xếp tổ chức
bộ máy, bố trí cán bộ, công chức; giải quyết chế độ chính sách cho các trường hợp
dôi dư; xử lý trụ sở, tài sản công; đặc biệt là hướng dẫn, hỗ trợ người dân, tổ
chức thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cần thiết (như Căn cước công
dân, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ hộ tịch...) do thay đổi tên gọi
ĐVHC một cách thuận lợi nhất.
4.
Nội dung cụ thể về sắp xếp ĐVHC cấp xã
4.1.
Văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh Cao Bằng
- Trung ương: Bộ
Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số
127-KL/TW ngày 28/02/2025; Kết luận
số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 ; Công văn số 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025 của Ban Chỉ
đạo Trung ương; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ;
Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị
quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị
hành chính năm 2025; Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng
Chính phủ …
- Tỉnh Cao Bằng: (1) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng
ban hành: Công văn số 1500-CV/TU ngày 03/3/2025 về triển khai thực hiện Kết luận
số 127-KL/TW; Quyết định số 2250-QĐ/TU ngày 04/4/2025; (2)
Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành: Quyết định số 01-QĐ/BCĐ ngày 04/4/2025; Kết
luận số 02-KL/BCĐ ngày 17/4/2025; Kết
luận số 02-KL/BCĐ ngày 17/4/2025;
(3) UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch số
1029/KH-UBND ngày 11/4/2025; Hướng
dẫn số 1082/HD-UBND ngày 15/4/2025; (4) Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng ban hành Công văn số 482/MTTQ-BTT
ngày 15/4/2025; (5) Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng ban hành: Kết luận số 1380-KL/TU ngày 18/4/2025 kết
luận hội nghị BCH Đảng bộ về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và tổ
chức chính quyền địa phương 2 cấp tỉnh Cao Bằng.
4.2. Tiêu chuẩn, nguyên tắc sắp xếp ĐVHC cấp
xã
* Tiêu
chuẩn ĐVHC cấp xã theo quy định của Trung ương
Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIl quy định:
sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) đảm bảo cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng
ĐVHC xã so với hiện nay, phù hợp với đặc điểm đô thị, miền núi, vùng cao,
biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
-
Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp đạt có diện tích tự nhiên
đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số
đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại Nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại
đơn vị hành chính[14],
Theo tiêu chí trên, quy mô diện tích của các
xã miền núi đạt 100km2; dân số của các xã miền núi đạt từ 1.000 người trở lên.
- Phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực
miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích tự
nhiên đạt từ 5,5 km2
trở lên.
- Trường hợp sắp
xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp
xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu
chuẩn tại quy định này.
* Quan điểm, nguyên tắc sắp xếp ĐVHC cấp xã
Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quan điểm, nguyên tắc theo chỉ đạo của
Trung ương; đồng thời thực hiện một số nguyên tắc đặc thù của tỉnh như sau:
- Thành lập ĐVHC cơ sở tại trung tâm tỉnh (01 phường hạt nhân là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh; 02 phường vệ tinh, vùng đệm tạo không
gian quy hoạch, phát triển đô thị).
- Tại mỗi khu vực, thành lập ĐVHC cơ sở (hạt
nhân là trung tâm các huyện hiện tại; cửa khẩu; di tích, danh lam thắng cảnh…) là
động lực phát triển kinh tế - xã hội, trung tâm phát triển của vùng.
- Xây dựng ĐVHC cơ sở phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông, công nghệ; có quy mô hợp lý, không quá lớn, không quá nhỏ; đường biên giới
không quá dài, không quá sâu trong nội địa để thuận lợi cho việc quản lý
để đảm bảo quản lý quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng ĐVHC cơ sở phù hợp với đặc điểm tự
nhiên về địa hình tự nhiên và kinh tế - xã hội; kế thừa kết quả việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 để bố trí cho phù hợp; lưu ý một
số địa bàn đặc thù, nhất là gắn với an ninh biên giới quốc gia…
4.3.
Đối với tỉnh Cao Bằng
Căn cứ
tiêu chuẩn ĐVHC và định hướng số lượng giảm ĐVHC tại các văn bản của Trung ương nêu trên, tại Kết
luận số
02-KL/BCĐ ngày 17/4/2025 của Ban Chỉ đạo tỉnh Cao Bằng, xác định tỉnh
Cao Bằng thực hiện sắp xếp nguyên trạng 161 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại, có vị trí liền kề để thành lập 56 ĐVHC mới, bằng 34,8%. Sau sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã giảm 105/161 ĐVHC, bằng 65,2%.
Số lượng và phương án giảm ĐVHC như trên đảm
bảo tỷ lệ theo định hướng của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh
Cao Bằng; được BCĐ, BTV, BCH Đảng bộ tỉnh cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng và có sự
trao đổi, thống nhất với địa phương.
4.4.
Cụ thể sắp xếp các ĐVHC tại các huyện, thành phố
Trong 56 ĐVHC cấp xã sau sắp xếp có 03 phường
và 53 xã;
Trong đó: ĐVHC đạt tiêu chuẩn: 53 (trong đó có 40 ĐVHC được sáp nhập từ 03 ĐVHC trở
lên); ĐVHC đạt 01 tiêu chuẩn về dân số: 03 ĐVHC; ĐVHC biên giới: 21; nội địa: 35. Cụ thể như sau:
- Huyện Bảo Lâm thực hiện sắp xếp 12 ĐVHC
thành 05 ĐVHC (do xã Đức Hạnh sáp nhập với xã Cốc
Pàng huyện Bảo Lạc).
- Huyện Bảo Lạc thực hiện sắp xếp 18 ĐVHC
thành 08 ĐVHC (thêm xã Đức Hạnh huyện Bảo Lâm).
- Huyện Nguyên Bình thực hiện sắp xếp 17 ĐVHC
thành 07 ĐVHC (thêm
xã Trương Lương của huyện Hòa An).
- Huyện Hà Quảng thực hiện sắp xếp 21 ĐVHC
thành 07 ĐVHC.
- Huyện Hòa An thực hiện sắp xếp 12 ĐVHC
thành 04 ĐVHC (do 04 xã: Hồng Nam sắp xếp với các
xã của huyện Thạch An, Trương Lương sắp xếp với các xã của huyện Nguyên Bình; Hoàng
Tung, Lê Chung sắp xếp với các xã, phường của Thành phố Cao Bằng; thêm xã Thịnh
Vượng của Nguyên Bình).
- Huyện Thành phố Cao Bằng thực hiện sắp xếp 13 ĐVHC
thành 03 ĐVHC (thêm xã Lê Chung, Hoàng
Tung của huyện Hòa An).
- Huyện Thạch An thực hiện sắp xếp 16 ĐVHC
thành 06 ĐVHC (thêm xã Hồng Nam của huyện Hòa An
và xã Tiên Thành của huyện Quảng Hòa).
- Huyện Quảng Hòa thực hiện sắp xếp 17 ĐVHC
thành 05 ĐVHC (do xã Tiên Thành sắp xếp với các
xã của huyện Thạch An và xã Quốc Toản sắp xếp với các xã của huyện Trùng Khánh).
- Huyện Trùng
Khánh thực hiện sắp xếp 22 ĐVHC
thành 07 ĐVHC (thêm xã Quốc Toản của huyện Quảng
Hòa).
- Huyện Hạ Lang thực hiện sắp xếp 13 ĐVHC
thành 04 ĐVHC.
5. Đặt tên, đổi tên
xã, phường sau sắp xếp
Việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã
hình thành sau sắp xếp theo định hướng của Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ:
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành
sau sắp xếp cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống,
khoa học, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương
và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
- Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã
theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có
gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông
tin;
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành
sau sắp xếp không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp hiện
có trong phạm vi tỉnh.